Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM



 Để có thêm thông tin về các dịch vụ thu hẹp âm đạonâng ngựcnâng mũivá màng trinhthẩm mỹ vùng kínthẩm mỹ môithẩm mỹ mắtthẩm mỹ khuôn mặtthu hẹp âm đạo, …  và được tư vấn cụ thể về các dịch vụ xin quý khách hàng liên hệ tại đây.

3.1 Các kỹ thuật chiết tách chất ra khỏi cây[4]

Có nhiều cách để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ. Các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng - lỏng và chiết rắn - lỏng.
Trong thực nghiệm, việc chiết rắn - lỏng được áp dụng nhiều hơn, gồm sự ngấm kiệt, sự ngâm dầm, sự trích với bộ Soxhlet… Ngoài ra, còn có thể chiết bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn, chiết có sự hỗ trợ của vi sóng.
       3.1.1 Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng
Nguyên tắc của sự chiết lỏng – lỏng là dung môi không phân cực sẽ hòa tan tốt các hợp chất không phân cực, dung môi phân cực trung bình sẽ hòa tan tốt các hợp chất có tính phân cực trung bình và dung môi phân cực mạnh sẽ hòa tan tốt các hợp chất có tính phân cực mạnh.
Việc chiết lỏng - lỏng được thực hiện bằng bình lóng, trong đó cao alcol thô ban đầu được hoà tan vào pha nước. Sử dụng lần lượt các dung môi hữu cơ, loại không hoà tan với nước hoặc loại có thể hỗn hợp được với nước để chiết ra khỏi pha nước các hợp chất có tính phân cực khác nhau (tuỳ vào độ phân cực của dung môi).
Tùy vào tỷ trọng so sánh giữa dung môi và nước mà pha hữu cơ nằm ở lớp trên hoặc ở dưới so với pha nước.
Việc chiết được thực hiện lần lượt từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung môi phân cực thí dụ như: ete dầu hỏa hoặc hexane, chloroform, ethyl acetate, buthanol… Với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung môi, chiết đến khi không còn chất hòa tan vào dung môi thì đổi sang chiết với dung môi có tính phân cực hơn. Dung dịch của các lần chiết được gom chung lại, làm khan nước với các chất làm khan như Na2SO4, MgSO4, CaSO4…, đuổi dung môi ta thu được cao chiết.
Sự chiết bởi một dung môi cụ thể nào đó được gọi là hoàn tất khi lần chiết thứ n, trên bản mỏng không còn nhìn thấy vết của chất đó trong pha nước cũng như trong pha hữu cơ. Cũng có thể kiểm tra bằng cách nhỏ một giọt dung dịch chiết lần thứ n lên trên một tấm kiếng sạch, sau khi bay hơi hết dung môi nếu không còn để lại vết gì trên mặt kiếng chứng tỏ đã chiết kiệt.
Điều cần lưu ý là quá trình chiết lỏng - lỏng được thực hiện ở nhiệt độ phòng, nếu gia tăng nhiệt độ cho dung môi thì khả năng hòa tan của dung môi sẽ tăng lên và nguyên tắc nêu trên sẽ có nhiều thay đổi.
Kỹ thuật chiết lỏng - lỏng có nhược điểm là do phải lắc bình lóng nhiều lần nên ở những lần chiết sau dung môi trong bình lóng tạo nhũ tương, gây khó khăn trong việc tách pha thành hai lớp. Khi dung môi trong bình lóng tạo nhũ tương có thể sử dụng một đũa thủy tinh dài đưa vào trong bình lóng, khuấy nhẹ dung dịch hoặc cọ xát nhẹ vào thành bình, chỗ mặt thoáng của dung dịch nhằm phá vỡ các bọt khí để dung dịch nhanh chóng phân thành hai lớp. Cũng có thể phá bọt bằng cách ly tâm dung dịch.
Để có thêm thông tin về các dịch vụ thu hẹp âm đạonâng ngựcnâng mũivá màng trinhthẩm mỹ vùng kínthẩm mỹ môithẩm mỹ mắtthẩm mỹ khuôn mặtthu hẹp âm đạo, …  và được tư vấn cụ thể về các dịch vụ xin quý khách hàng liên hệ tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét